Vành đai 2,5 kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Với định hướng phát triển theo mô hình chùm đô thị, Hà Nội đang gấp rút triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, trong đó có các tuyến đường vành đai kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Vành đai 2,5

Việc Hà Nội có các động thái xử lý quyết liệt các tồn đọng trong công tác giải phóng mặt bằng để thông xe đường vành đai 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) trong cuối năm 2019 được coi là “đòn bẩy” gia tăng giá trị bất động sản phía Nam.

Khu vực phía Nam Hà Nội có vị trí đắc địa ở trung tâm nội đô, có quỹ đất rộng với tỷ lệ lớn là cây xanh và hồ nước ngọt, gần các trường đại học (Bách khoa, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng, Y…) và bệnh viện lớn (Bệnh viện Việt – Pháp, Bạch Mai, Bưu điện, Đại học Y…). Các tuyến đường vành đai 2, vành đai 2,5 đã và đang gấp rút hoàn thiện sẽ giúp kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông. Theo các chuyên gia, “cú hích” hạ tầng chính là “đòn bẩy” gia tăng giá trị cho bất động sản phía Nam Hà Nội.

Dự án Gamuda Gardens hưởng lợi

Đặc biệt, Hà Nội đã xử lý quyết liệt tồn đọng trong công tác giải phóng mặt bằng đường vành đai 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) – xương sống của giao thông nội đô, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ nội thành đến trung tâm khu vực phía Nam. Đoạn đường này có tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, chiều dài hơn 2km, rộng 40m, 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m, vỉa hè rộng 7,5m. Quận Hoàng Mai đã hoàn thành nhiệm vụ thu hồi hơn 58.411,8m2/67.125m2 đất, trong đó có 51.333m2 tại phường Định Công và 7.079m2 tại phường Thịnh Liệt.

Từ tháng 5/2018, UBND Quận Hoàng Mai đã tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đồng thời tổ chức tháo dỡ, giải tỏa các công trình, cưỡng chế thu hồi đất đối với các gia đình, cá nhân có đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng song chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước để bàn giao mặt bằng thi công.

Đường vành đai 2,5 được thiết kế với chiều rộng 40m, 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m, vỉa hè rộng 7,5m. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: (i) Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thông tuyến từ Vĩnh Tuy – Tân Mai – Kim Đồng – Khu đô thị mới Định Công; (ii) Mở rộng tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị Tây Hồ Tây; (iii) Thông tuyến từ Hoàng Đạo Thúy tới Khu đô thị mới Định Công. Đường vành đai 2,5 sẽ chạy dọc theo tuyến từ Khu đô thị Tây Hồ Tây, qua Nguyễn Văn Huyên, Dương Đình Nghệ, Trung Kính, Hoàng Đạo Thúy, sang Khu đô thị Khương Đình, Định Công, Kim Đồng, Tâm Mai và đến hồ Đền Lừ.

Bên cạnh đó, UBND TP.Hà Nội cũng vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), Quận Hoàng Mai.

Theo đó, Hà Nội quyết định xây dựng hầm chui theo hướng đường vành đai 2,5 nối đường Đầm Hồng – Giáp Bát (chui ngầm qua đường Giải Phóng) với đường Kim Đồng với tổng mức đầu tư trên 671 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2019 – 2020.

Ngoài xây hầm và đường dẫn khoảng 600m, Hà Nội sẽ xây dựng các trụ nổi chờ cho tuyến đường sắt đô thị số 4 dự kiến đi trên cao, xây dựng đường hai bên hầm, nút giao trên mặt bằng với đường Giải Phóng, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ.

Tính đến thời điểm này, các hạng mục trên đang được Hà Nội gấp rút triển khai, đoạn từ Đầm Hồng – Quốc lộ 1A (Giải Phóng) dự kiến sẽ thông xe trong cuối năm 2019.

Ánh Dương

Theo Trí thức trẻ

Rate this post

0919.875.966