Dự án Eurowindow Yên Sở Hoàng Mai là dự án tổ hợp chung cư và thương mại, nằm cạnh khu Gamuda Palaza với 18 tòa chung cư, mỗi tòa 38 tầng, đây hứa hẹn là dự án thương mai trọng điểm của khu vực Hoàng Mai, sẽ thu hút một mật độ dân cư khá lớn, kèm theo đó là những tiện ích khu vực sẽ phát triển nhanh chóng.
Eurowindow Yên Sở

Trước đó, Eurowindow Holding cũng đã hiện diện tại một số dự án quy mô nhỏ và trung bình như: Eurowindow Multicomplex (Cầu Giấy – Hà Nội), Khu đô thị mới Nghĩa Đô (Từ Liêm – Hà Nội), tòa nhà văn phòng Eurowindow, số 2 – Tôn Thất Tùng (Đống Đa – Hà Nội), chuỗi trung tâm thương mại Melinh PLAZA… Với khu B Công viên Yên Sở, Eurowindow Holding muốn chiếm một thị phần lớn hơn trong điều kiện thị trường đang là cuộc đua thâu tóm “đất vàng” của đại gia bất động sản.

Quy hoạch khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu Công viên Yên Sở (khu B) có diện tích 191,67 ha đã được UBND Hà Nội giao phó cho một doanh nghiệp tư nhân tên là CTCP T&M Việt Nam (T&M Việt Nam).

ngày 9/8/2018, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký quyết định số 4091/QĐ-UBND về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu đô thị ven hồ Yên Sở và khu Công viên Yên Sở (khu B Công viên Yên sở), tỷ lệ 1/500.

Theo đó, khu đất thực hiện quy hoạch thuộc địa giới hành chính các phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 191,67 ha, bao gồm: Đất xây dựng Khu công viên Yên Sở khoảng 149,61 ha (bao gồm diện tích mặt nước hồ Yên Sở khoảng 95 ha); Phần đất xây dựng khu đô thị có diện tích khoảng 29,95 ha (bao gồm khu dân cư phường Thịnh Liệt, hiện có cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch); Phần đất dành cho giao thông đô thị khoảng 12,1 ha.

Mục tiêu dự án nhằm hình thành một khu trung tâm mới của Hà Nội với chức năng: công viên cây xanh văn hóa, nghỉ ngơi giải trí và công cộng đô thị, đa dạng hóa các loại hình nhà ở, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, góp phần phục vụ nhu cầu của người dân thành phố, hoàn chỉnh khu đô thị mới tại khu vực phía Đông Nam khu B công viên Yên Sở, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc cho khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng.

Về tổ chức thực hiện, Quyết định nêu rõ, đơn vị tổ chức lập quy hoạch được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ là: Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam (T&M Việt Nam).

Trong khi, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm thẩm định nội dung, thành phần hồ sơ của đồ án quy hoạch chi tiết theo quy định hiện hành, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt.

Thời gian lập quy hoạch cho dự án này không quá 6 tháng.

Công ty c phn Đu tư T&M Vit Nam

Thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hiện nay chỉ cho thấy một pháp nhân duy nhất có tên: “Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam”.

Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam có mã số thuế (MST) là 2500220310, thành lập ngày 4/9/2009, có các cổ đông sáng lập là: The European Plastic Window Co., Ltd , CTCP Eurowindow Holding, Nguyễn Cảnh Sơn.

Cơ cấu cổ đông của CTCP Đầu tư T&M Việt Nam đã được tiết lộ chi tiết hơn khi công ty này có biến động lớn về cơ cấu cổ đông và vị trí lãnh đạo cấp cao vào cuối năm 2017. Thời điểm đó, danh sách các cổ đông sáng lập của CTCP T&M Việt Nam cho thấy tỷ lệ chi phối áp đảo của nhóm Eurowindow Holding.

Cụ thể, Công ty CP Eurowindow Holding có tỷ lệ sở hữu lớn nhất là 60% cổ phần, Công ty The European Plastic Window Co.,Ltd sở hữu 30% cổ phần và cá nhân ông Nguyễn Cảnh Sơn sở hữu 10% cổ phần. Ông Nguyễn Cảnh Sơn còn là người đại diện theo pháp luật của Eurowindow Holding, đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Một chi tiết cũng rất đáng chú ý là Công ty The European Plastic Window Co.Ltd có địa chỉ trụ sở chính thức tại “Pasea Estate, Road Town, Tortola, Bristish Virgin Islands”, một trong những thiên đường thuế – quần đảo Virgin thuộc Anh.

Trong giai đoạn từ ngày 24/10/2017 đến ngày 23/11/2017, Công ty CP Eurowindow Holding (Eurowindow Holding) và ông Nguyễn Cảnh Sơn đã thực hiện chuyển nhượng số cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Đầu tư T&M Việt Nam, hiện chưa rõ thông tin nhà đầu tư nhận chuyển nhượng trong thương vụ này.

Đối với người đại diện theo pháp luật, vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của ông Nguyễn Cảnh Hồng (em trai của ông Nguyễn Cảnh Sơn) đã được thay thế bằng ông Phạm Viết Long, sinh năm 1965. Rất có thể ông Long là người đại diện cho nhóm cổ đông mới chiếm 70% số vốn của Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam.

Tuy vậy, trước thời điểm “Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam” (Mã số thuế: 2500220310) có trụ sở ở Hà Nội nêu trên được thành lập, trên thị trường cũng từng tồn tại một pháp nhân có tên “Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam” nhưng đăng ký ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Công ty cổ phần Đầu Tư T&M Việt Nam này được chuyển đổi từ Công ty TNHH đầu tư T&M Việt Nam theo Giấy chứng nhận đầu tư số 191032000075 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 18 tháng 07 năm 2008.

Công ty TNHH Đầu tư T&M Việt Nam, được sáng lập bởi công ty T&M Trans (Bahamas), có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công ty này được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép lần 1 số 34/GP-VP ngày 21/3/2003 và giấy phép điều chỉnh số 34/GPĐC2-VP ngày 28/11/2005 với tổng vốn đầu tư 24 triệu USD nhằm đầu tư xây dựng dự án tổ hợp thương mại vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất Melinh PLAZA tại Km số 8, đường Thăng Long – Nội Bài.

Sau khi chuyển đổi mô hình, Công ty cổ phần Đầu Tư T&M Việt Nam có hai cổ đông chính là: Eurowindow Holding và T&M Trans (Bahamas). Bên cạnh đó, công ty này cũng quản lý hai dự án đầu tư là: Tổ hợp thương mại Melinh PLAZA và Trung tâm mua sắm và giải trí Melinh PLAZA Hà Đông.

Melinh PLAZA là một trong hai thương hiệu nổi tiếng (bên cạnh thương hiệu Eurowindow) của Eurowindow Holding, được giới thiệu là mô hình trung tâm thương mại, kinh doanh Vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam.

Như vậy, cả hai “Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam” vừa nêu đều thuộc hệ sinh thái của Eurowindow Holding. Vậy không loại trừ trường hợp hai công ty này tuy khác nhau về thời điểm thành lập, khác nhau về địa phương đăng ký nhưng rất có thể “tuy hai mà là một”. Những chi tiết khác nhau của chúng có thể xuất phát từ việc sáp nhập Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào Hà Nôi giai đoạn 2008 – 2009.

Mà dù cho có thể là hai pháp nhân khác nhau, thì như đã nói, chúng cùng một hệ sinh thái. Hay sâu xa hơn, là chung một nhóm chủ.

Còn về cái tên đã được Hà Nội chọn làm đơn vị tổ chức lập quy hoạch Dự án Khu B Công viên Yên Sở, nhiều khả năng nó sẽ là Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam (MST: 2500220310).

Như đã biết, UBND TP Hà Nội đã gọi tên Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam trong việc lập quy hoạch dự án và không loại trừ khả năng sau bước đi mang tính “quy trình” này, Công ty cổ phần T&M Việt Nam cũng sẽ được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án. Nên nhớ Quyết định 4091 được ban hành căn cứ trên cơ sở “xét ý kiến của Công ty cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam và Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam”.

Phòng kinh doanh Chủ đầu tư Eurowindow: 0919875966

Theo VietTimes 

 

Rate this post

0919.875.966