METRO “ĐÁNH THỨC” CÁC ĐÔ THỊ THỊNH VƯỢNG TẠI CHÂU Á. METRO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN THẦN TỐC CỦA CÁC NỀN KINH TẾ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Là hạt nhân tất yếu thúc đẩy các thành phố “vươn mình”, sự hình thành và phát triển của metro đã kéo theo sự “thay da đổi thịt” của nhiều vùng đất:
Trước khi có Metro, khu Pudong – Phố Đông của Thượng hải chỉ là những bãi đất bên sông nghèo nàn, lạc hậu. Năm 1999, tuyến đường số 2 của tàu điện Metro kết nối phía Tây và phía Đông thành phố đi vào hoạt động. Phố Đông lập tức trở thành trung tâm tài chính, kinh tế sầm uất nhất của thành phố Thượng Hải.
Bangkok – Thái Lan khi xưa là thành phố điển hình của xu hướng đô thị hóa nhanh chóng, hạ tầng giao thông quá tải với khoảng 8 triệu phương tiện cá nhân, tốc độ di chuyển nội đô dưới 10km/h. Khi đi vào vận hành hệ thống metro, Bangkok trở thành một trong những hình mẫu giao thông đô thị của các nước Đông Nam Á. Metro là lựa chọn di chuyển ưa thích của dân cư đô thị, đóng góp vào việc thay đổi diện mạo đô thị, nền tảng phát triển du lịch và quảng bá văn hóa.
Singapore là quốc gia tuy có diện tích khiêm tốn nhưng lại là nơi có mật độ phương tiện cao nhất thế giới với 281 phương tiện/km đường, cao hơn Nhật Bản (63 phương tiện/km) và Anh (77 phương tiện/km)… Trước thực trạng này, Singapore đã có chiến lược phát triển hiệu quả hệ thống tàu điện ngầm hiện đại phục vụ việc đi lại cho người dân và tiết kiệm chi phí. Đến nay, Singapore ngoài vận hành những chuyến tàu điện ngầm lao vun vút còn có cả một đô thị ngầm dưới lòng đất với các cửa hàng, siêu thị, khu vui chơi của thanh, thiếu niên.
Cũng không kém cạnh là hệ thống tàu điện ngầm ở Hồng Kông. Hệ thống giao thông công cộng ở Hồng Kông nổi tiếng thế giới về tính tiện ích và hiệu quả khiến cho thành phố này trở thành một trong những nơi ít phụ thuộc vào xe cộ nhất thế giới. Hiện hệ thống tàu điện ngầm của Hồng Kông dài 211km, đi qua 150 ga và phục vụ cho khoảng 3,4 triệu dân mỗi này. Con số này để chứng minh tính hiệu quả trong việc cung cấp phương tiện đi lại cho người dân của hệ thống tàu điện ngầm tại Hồng Kông.
Ở Việt Nam, ệ thống metro tuy ra đời muộn hơn các quốc gia khác nhưng tiềm năng của metro đối với sức bật của nền kinh tế quốc gia là không thể phủ nhận.
Sở hữu lợi thế có một không hai tại lõi tam giác vàng của 3 tuyến metro trọng yếu 5, 6, 7 và gần 2 trạm dừng hiện đại, The Metrolines chính là mảnh đất vàng đắt giá nhất trong tương lai bứt phá của thủ đô Hà Nội.
Xuất hiện lần đầu tại London, Anh năm 1863 với chỉ vỏn vẹn 6km, ngày nay, những tuyến đường sắt đô thị đã trở thành phương tiện không thể thiếu tại các đô thị phát triển hàng đầu thế giới với hơn 15.600km chiều dài và con số này vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Hệ thống metro tại New York, Mỹ – 471km, 36 tuyến và hệ thống 472 nhà ga, vận chuyển gần 6 triệu lượt khách/ngày.
Shanghai Metro, Trung Quốc – một trong những hệ thống phát triển nhanh và lớn nhất thế giới với 743km chiều dài, đứng thứ 2 về số lượng ga với 381 ga trên 19 tuyến chỉ sau gần 30 năm. Mỗi ngày, Shanghai Metro đáp ứng hơn 10 triệu lượt di chuyển, phục vụ 52% cư dân của thành phố.
Metro đồng hành cùng sự phát triển vượt bậc của những cái tên rất quen thuộc dẫn dắt nền kinh tế, du lịch trên thế giới:
Metro đã góp phần đưa Thượng Hải, Trung Quốc trở thành một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
Metro đồng hành cùng Thái Lan, đưa Bangkok trở thành thành phố thu hút nhiều du khách nhất thế giới với hơn 22 triệu lượt khách mỗi năm.
Metro minh chứng của nhịp sống tấp nập suốt ngày đêm của Newyork, Mỹ – “thành phố không ngủ” sôi động bậc nhất thế giới.
Sở hữu lợi thế đắt giá bậc nhất khi toạ lạc tại giao lộ vàng của 3 tuyến metro trọng yếu 5, 6, 7 của thủ đô Hà Nội và gần 2 trạm dừng hiện đại, The Metrolines đang là tâm điểm đầu tư được đón chờ bởi các nhà đầu tư tầm cỡ trong và ngoài nước.
BĐS THAY ĐỔI NGOẠN MỤC VỚI SỰ XUẤT HIỆN CỦA METRO
Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy metro ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị bất động sản sau khi hoàn thành và đi vào vận hành.
Nhật Bản: Thu về hàng triệu đô mỗi ngày từ việc khai thác chuỗi thương mại, nhà hàng, khách sạn dưới lòng hệ thống tàu điện ngầm.
Hồng Kông: Sở hữu nền kinh tế – du lịch “không ngủ” nhờ quy hoạch dịch vụ bán lẻ, hành chính, bất động sản trên các trạm trung chuyển của mạng lưới MTR (Mass Transit Railway).
Mỹ: Hệ thống metro lâu đời bậc nhất, mở ra kỷ nguyên kết nối “đa trung tâm”, biến Mỹ trở thành siêu cường quốc thế giới hàng thập kỷ trước.
Việc phát triển các trạm metro giúp mang lại diện mạo mới cho các khu vực quanh đó: giá đất tăng, các dự án bất động sản bùng nổ, các đơn vị bán lẻ và dự án văn phòng được dịch chuyển ra xa trung tâm hơn giúp mở rộng phát triển đa trung tâm, tận dụng khai thác tối đa các kết nối từ metro.
Theo ông Marc Townsend, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm tại CBRE “về lý thuyết, một tòa nhà nằm gần trạm trung chuyển công cộng thường có giá thuê hoặc giá bán cao hơn so với những tòa nhà nằm xa hơn vì hệ thống giao thông công cộng tốt cho phép cư dân sống gần đó dễ dàng di chuyển đến các điểm quan trọng. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6% đến 45%”.
Tin xem thêm
Giới thiệu Vinhomes Global Gate Cổ Loa Đông Anh Hà Nội
Hà Nội Melody – Giá gốc tầng đẹp Chiết khấu cao
Giới thiệu chung cư Hưng Thịnh Linh Đàm
Mở bán Dragon Ocean Geleximco, Đồi Rồng, Đồ Sơn, Hải Phòng
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THỬA ĐẤT, LÔ ĐẤT?
Căn hộ văn phòng lưu trú Officetel TRINITY TOWER MỄ TRÌ
Thiết kế căn hộ 3D chung cư Trinity Tower Mễ Trì
CHUNG CƯ TRINITY TOWER 145 HỒ MỄ TRÌ, NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN
Shop House Thương mại khối đế The Landmark Ecopark
Giới thiệu Splendora An Khánh Hoài Đức
Bán Shophouse Louis Trần Hữu Dực kéo dài Trịnh Văn Bô
Mua bán Shophouse Louis Xuân Phương – Trịnh Văn Bô