Nhà ở xã hội: Điều kiện, đối tượng, thủ tục mua bán và lãi xuất hỗ trợ, Trong quy định điều 51, Luật Nhà ở 2014 có nêu rõ đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Đối tượng được phép mua nhà ở xã hội
– Không giống như phân khúc nhà ở thương mại, đối tượng mua nhà ở xã hội có sự giới hạn nhất định. Trong quy định điều 51, Luật Nhà ở 2014 có nêu rõ đối tượng được phép mua nhà ở xã hội là những người nhà ở quá chật chội hay những người chưa có nhà ở; người có hộ khẩu thường trú tại khu vực dự án nhà ở xã hội xây dựng; nếu không có hộ khẩu tại địa phương đó thì phải đăng ký tạm trú tạm vắng ít nhất từ 1 năm trở lên.
– Yêu cầu với đối tượng mua nhà ở xã hội nêu trên phải có mức thu nhập thấp tức không phải là đối tượng thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân, đối tượng thuộc diện hộ nghèo hay cận nghèo theo quy định.
- Căn hộ trong nhà ở xã hội có diện tích từ 25m2 – 70m2
Nhà ở xã hội phổ biến nhất hiện nay được thiết kế xây dựng theo mô hình nhà chung cư với tiêu chuẩn và diện tích được quy định trong điều 7, Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Thiết kế căn hộ trong nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình khép kín với diện tích tối thiểu 25m2 sàn và đối đa là 70m2 sàn. Tuy nhiên tùy theo diện tích đất xây dựng tại các địa phương có thể điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ lên tối đa nhưng không quá 10% so với tiêu chuẩn tối đa 70m2 sàn.
Trong 5 năm không được chuyển nhượng nhà ở xã hội
Trong quy định tại điều 19, Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu đối tượng mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp trừ trường hợp thế chấp ngân hàng để mua chính căn hộ đó, không được phép chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức tối thiểu trong 5 năm tính từ thời điểm trả hết tiền mua nhà theo hợp đồng đã ký kết.
Chỉ được phép bán lại, thế chấp hay cho thuê sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền khác. Khi chưa đủ tối thiểu 5 năm như quy định người mua có nhu cầu bán lại thì chỉ được bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư hay các đối tượng khác thuộc diện mua nhà ở xã hội nêu trên.
3.Vay mua nhà ở xã hội lên tới 80% giá trị căn hộ với mức lãi suất vay ưu đãi
– Trong điều 16, Nghị định 100/2015/NĐ-CP có nêu người mua nhà ở xã hội đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ được hỗ trợ vay vốn tối đa 80% giá trị của ngôi nhà tại Ngân hàng chính sách xã hội VN hay các ngân hàng khác với mức lãi suất ưu đãi.
– Thông tin chính thức về mức lãi suất ưu đãi cho vay khi mua nhà ở xã hội năm 2019 chưa có tuy nhiên năm 2018 mức lãi suất ưu đãi khi người mua vay tại ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm còn tại các ngân hàng khác khoảng 5%/năm theo quyết định 117/QĐ-TTg và quyết định 370/QĐ-TTg.
10. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.,.
. Về Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội
Căn cứ theo quy định tại điều 22 nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư để họ xét duyệt. Sau đó, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm tránh tình trạng người được mua, thuê, hay thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.
Như vậy, để mua nhà ở xã hội bạn cần chuẩn bị những giấy tờ hợp pháp sau:
a. Đối với hồ sơ chung:
– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội ( theo mẫu).
– Chứng minh thư nhân dân ( 3 bản chứng thực).
– Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản chứng thực).
– Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh).
Ngoài ra nếu bạn có các loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.
b. Đối với hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở
Bạn cần phải có giấy xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở. Việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở cần được thực hiện như sau:
– Đối tượng thuộc người có công với cách mạng phải có giấy tờ minh chứng về đối tượng theo quy định của pháp luật, xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở của nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
– Các đối tượng thuộc diện 4,5,6,7 của điều 49 luật nhà ở cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc về đối tượng cũng như thực trạng nhà ở hiện tại.
– Đối tượng thuộc diện 8 điều 49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý công vụ cấp.
– Đối tượng thuộc diện 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;
– Đối tượng thuộc diện 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.
c. Đối với hồ sơ minh chứng về điều kiện cư trú
Những đối tượng đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
Những đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Riêng trường hợp các đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì bắt buộc cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
d. Đối với hồ sơ chứng minh về thu nhập
Trước hết các với các đối tượng thuộc khoản 4 của điều 49 luật nhà ở cần kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Các đối tượng quy định tại khoản 5,6,7 của điều 49 của
Luật nhà ở cần phải xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập.
2.Về trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án và được công bố công khai trên công thông tin điện tử của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án. Dự án xuất hiện ít nhất 1 lần tại cơ quan báo chí ngôn luận của chính quyền địa phương và sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để sở xây dựng biết và kiểm tra. Thông tin này cần được thông báo công khai trên cổng thông tin điệm tử của sở xây dựng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự án.
Những đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Chủ đầu tư xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở. Trường hợp không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư có trách nhiệm nêu rõ lý do, hoàn trả lại hồ sơ, khi nhận hồ sơ cần có giấy tờ biên nhận.
Chủ đầu tư gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về sở xây dựng để kiểm tra, loại trừ. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
Đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư thỏa thuận việc thanh toán nhà ở trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng.
Khi hợp đồng về mua bán và cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án cần có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng mua, thuê mua gửi về sở xây dựng để công bố công khai.
PHÒNG KINH DOANH NHÀ Ở XÃ HỘI IEC TỨ HIỆP, THANH TRÌ, HÀ NỘI: 0919.875.966
Tin xem thêm
Giới thiệu Vinhomes Global Gate Cổ Loa Đông Anh Hà Nội
Hà Nội Melody – Giá gốc tầng đẹp Chiết khấu cao
Giới thiệu chung cư Hưng Thịnh Linh Đàm
Mở bán Dragon Ocean Geleximco, Đồi Rồng, Đồ Sơn, Hải Phòng
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THỬA ĐẤT, LÔ ĐẤT?
Căn hộ văn phòng lưu trú Officetel TRINITY TOWER MỄ TRÌ
Thiết kế căn hộ 3D chung cư Trinity Tower Mễ Trì
CHUNG CƯ TRINITY TOWER 145 HỒ MỄ TRÌ, NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN
Shop House Thương mại khối đế The Landmark Ecopark
Giới thiệu Splendora An Khánh Hoài Đức
Bán Shophouse Louis Trần Hữu Dực kéo dài Trịnh Văn Bô
Mua bán Shophouse Louis Xuân Phương – Trịnh Văn Bô