Pháp lý bất động sản nhà ở luôn là một trong những vấn đề được người mua nhà quan tâm nhất khi đi mua nhà. Đất đã có giấy tờ nhà đất đầy đủ chưa, đất có tranh chấp hay không, đất đã được tách thửa hay chưa,…đều cần được người mua nhà kiểm tra kỹ càng để tránh những rắc rối, rủi ro về sau.

PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN

Tuy nhiên, đối với người mua nhà chưa có kinh nghiệm, rất khó để họ có thể tìm hiểu và biết được thông tin chính xác về những vấn đề này. Bài viết dưới đây của chúng tôi có thể làm bạn biết được cách để kiểm tra pháp lý các dự án bất động sản.

Yêu cầu chủ nhà cung cấp các giấy tờ pháp lý

Sau khi đã đến xem nhà, trao đổi về giá bán và đồng ý mua nhà thì bạn cần đòi chủ nhà cung cấp giấy tờ pháp lý của ngôi nhà, căn hộ chung cư, mảnh đất,… mà bạn dự định mua. Các giấy tờ này bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất, quy hoạch, giấy tờ chứng minh đã nộp đủ thuế đất, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được bán, được cho thuê.

Nếu như chủ nhà né tránh cung cấp các loại giấy tờ này thì bạn cần hỏi họ cẩn thận, tránh để mua phải những bất động sản chưa đủ giấy tờ pháp lý hay đang bị thể chấp ngân hàng. Nếu là đất chưa tách thửa nên đang có sổ đỏ chung, hay nhà thừa kế chưa làm thủ tục nhận quyền thừa kế, đất trống chưa được chuyển đổi mục đích sang đất ở,.. thì bạn cần yêu cầu chủ nhà, chủ đất hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ cần thiết về pháp lý rồi mới mua nhà. (xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, làm thủ tục tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xin giấy phép xây dựng,..). Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trong các giấy tờ pháp lý để xác định bất động sản là đứng tên một người hay đứng tên cả hai vợ chồng, hay đồng sở hữu của nhiều người, tránh các tranh chấp không đáng có về sau.

Đến các cơ quan địa chính địa phương để kiểm tra thông tin.Kiểm tra thông tin ở người bán bất động sản là chưa đủ, bạn còn cần phải đến các cơ quan

địa chính ở địa phương để kiểm tra thông tin. Thông thường, những thông tin bạn cần kiểm tra là quy hoạch đất của địa phương (mảnh đất, ngôi nhà có năm trong quy hoạch nào của địa phương hay không), đất có thuộc dạng đang tranh chấp hay không, người bán có là chủ thực sự của mảnh đất hay không, đất có thuộc dạng tài sản thừa kế đang có quyền sở hữu chung, đất có đang bị thi hành án hay không… Bạn có thể hỏi những thông tin này ở UBND địa phương, cơ quan Tài nguyên và Môi trường quận, huyện; văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận, huyện,…

Khi người mua bất động sản chưa được ủy quyền của chủ sở hữu tài sản thì việc xin cung cấp thông tin nhà đất tại các cơ quan có thẩm quyền sẽ khá là khó khăn. Họ sẽ chỉ có thể trả lời miệng cho bạn chứ không thể cung cấp thông tin chính thức bằng văn bản. Tuy nhiên, đây vẫn là những thông tin có giá trị bạn có thể tham chiếu với các thông tin do người bán cung cấp để đưa ra quyết định mua nhà.

Hỏi thăm thông tin từ hàng xóm xung quanh

Một trong những cách đơn giản nhất có thể giúp bạn tìm hiểu những vấn đề pháp lý của mảnh đất là hỏi thăm thông tin từ những người hàng xóm xung quanh ngôi nhà, mảnh đất mà , đang dự định mua. Bạn hoàn toàn có thể hỏi được những thông tin thiết yếu về mảnh đất như có tranh chấp hay không, đất được hưởng thừa kế hay mua lại, đất đã được rao bán bao lâu bịến động về giá của mảnh đất,… Hơn nữa, thông qua những cuộc trò chuyện với hàng xóm, bạn càng hiểu hơn về bất động sản sẵp tới mình sẽ sở hữu, tính cách, thói quen của các hàng xóm (nếu muốn mua để ở lâu dài), hay thậm chí tránh bị qua quá chênh giá sộ với các mảnh đất lân cận ( do người bản kê cao giá lên),…

Rate this post

0919.875.966